Bước tự ôn môn ngữ văn 11

Các bước làm phần đọc hiểu

Đề bài: Các bước làm phần đọc hiểu?

Trả lời:

Bước 1: Đọc thật kỹ đề bài, đọc đến thuộc lòng rồi hãy làm từng câu, dễ trước khó sau.

Bước 2: Đọc các yêu cầu, gạch chân các từ ngữ quan trọng, câu quan trọng. Việc làm này giúp các em lí giải được yêu cầu của dề bài và xác định hướng đi đúng cho bài làm, tránh lan man, lạc đề.

Bước 3: Luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: Ai? Cái gì? Là gì? Như thế nào? Kiến thức nào? Để bài làm được trọn vẹn hơn, khoa học hơn tránh trường hợp trả lời thiếu.

Bước 4: Trả lời tách bạch các câu, các ý. Chọn từ ngữ, viết câu và viết cẩn thận từng chữ.

Bước 5: Đọc lại và sửa chữa chuẩn xác từng câu trả lời. Không bỏ trống câu nào, dòng nào.

Đọc hiểu là một phần không thể thiếu trong đề tốt nghiệp THPT, để giúp các bạn đạt điểm tối đa trong phần thi này, mời các bạn hãy cùng Top lời giải tìm hiểu các kỹ năng làm bài đọc hiểu trong bài viết dưới đây. 1. Đặc điểm của kiểu bài đọc -  hiểu văn bản

Bài tập phần đọc hiểu Ngữ văn có chung những đặc điểm như sau:

      Kiểu bài đọc hiểu nằm ở Phần I (3 điểm) trong đề thi THPTQG Ngữ văn. Ngữ liệu đọc hiểu thường là một đoạn văn bản có thể thuộc bất cứ loại văn bản nào. Từ văn bản khoa học, báo chí, công vụ đến văn bản nghệ thuật. Miễn là văn bản ấy được viết bằng ngôn từ. Nhưng chủ yếu là văn bản nghị luận.

Yêu cầu đề bài của kiểu bài đọc – hiểu văn bản:

      Thông thường đề bài sẽ yêu cầu các em đọc hiểu và trả lời 4 câu hỏi nhỏ. Các em sẽ hiểu rõ hơn khi tham khảo các cách làm bài đọc hiểu ngữ văn dưới đây. Các câu hỏi phần đọc hiểu sẽ tập trung vào 1 số khía cạnh như:

      Nội dung chính của văn bản hoặc ý nghĩa của văn bản.

      + Các thông tin quan trọng của văn bản: nhan đề, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

      + Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản.

      + Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.

Những kiểu câu hỏi thường sử dụng ở phần Đọc hiểu

      + Ở dạng câu hỏi nhận biết: Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản…

      + Ở dạng câu hỏi hiểu: Thường hỏi học sinh hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản; hỏi theo học sinh thì vì sao tác giả lại cho rằng, nói rằng…(kiểu hỏi này là để xem học sinh và tác giả có đồng quan điểm hay không); Kiểu câu hỏi theo tác giả… Ba kiểu hỏi này thường lặp đi lặp lại.

      + Ở dạng câu hỏi vận dụng: Thường yêu cầu học sinh rút ra thông điệp có ý nghĩa, điều tâm đắc hoặc chỉ ra những việc làm cụ thể của bản thân.

Nguồn: https://toploigiai.vn/cac-buoc-lam-phan-doc-hieu

Đề thi môn Ngữ văn bám sát chương trình ôn tập

Sáng 25/6, thí sinh (TS) bước vào môn thi đầu tiên là môn Ngữ văn với thời gian làm bài 120 phút. Dù đã chuẩn bị khá tốt cho kỳ thi, nhưng nhiều TS vẫn cảm thấy lo lắng trước “giờ G”. Tuy nhiên, có vẻ đề thi Ngữ văn năm nay không quá khó và vừa sức đối với nhiều TS.

Theo Cô Phạm Thị Tường Vi – Tổ trưởng Tổ Ngữ văn – Trường THPT Tân Thành A (huyện Tân Hồng), đề thi Ngữ văn năm nay, bám sát nội dung chương trình dạy và học, đồng thời theo đúng với cấu trúc đề tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề không quá khó, kiểu dạng quen thuộc và có thể gợi được nhiều hứng thú để TS làm bài. Học sinh ôn tập nghiêm túc có thể đạt điểm trung bình trở lên.

“Phần đọc hiểu các câu hỏi đầy đủ các mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Với đoạn văn 200 chữ mang nội dung thực tế khi yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của mình về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước trong thời điểm hiện nay. Còn câu làm văn 5 điểm cũng rất hay, có liên hệ với nội dung lớp 11, có tính phân loại học sinh cao để xét tốt nghiệp và cao đẳng, đại học” – cô Vy chia sẻ.

Em Trần Thị Trúc Chi - học sinh lớp 12XH, Trường THPT Lai Vung 2, nói: “Em cảm nhận đề thi có phần phân hóa hơn năm rồi một ít. Tuy nhiên, mấy bạn chuẩn bị kỹ thì có thể làm lấy điểm đậu tốt nghiệp không khó. Riêng em muốn xét vào đại học nên có sự chuẩn bị khá tốt từ đầu và có đầu tư nâng cao kiến thức nên em tự tin bài thi sáng nay em làm trên 6 điểm”.

Cô Lê Thị Thùy Ngân –  giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Lấp Vò 1 chia sẻ: “Về cấu trúc đề thi không có sự bất ngờ với các em. Về mức độ đề thi thì các em có thể đạt 5 điểm nếu có sự ôn tập kỹ, tuy nhiên, đề thi năm nay đã có sự phân hóa học sinh, với những em khá giỏi mới có thể đạt từ điểm 8 trở lên.”

Nguồn: https://www.baodongthap.vn/giao-duc/de-thi-mon-ngu-van-bam-sat-chuong-trinh-on-tap-77901.aspx

THAM KHẢO TÀI LIỆU MÔN NGỮ VĂN 11 TẠI ĐÂY:

HỌC TỐT là chương trình học tập trung vào việc xây dựng kiến thức nền tảng, giúp học sinh nắm chắc lý thuyết và  biết cách vận dụng lý thuyết vào làm bài tập, rèn luyện thành thạo các dạng bài bám sát theo chương trình sách giáo khoa hiện hành.

BỔ TRỢ là khóa học giúp học sinh bổ sung, mở rộng kiến thức hoặc cải thiện các phương pháp, kĩ năng làm bài để đạt được hiệu quả học tập tốt hơn.

Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/139/ngu-van-11.html