Bí kíp ăn điểm môn toán 12
Bí kíp ăn điểm môn toán 12
Bí quyết đạt điểm cao môn Toán: Nắm chắc kiến thức trọng tâm về nguyên hàm, tích phân
GD&TĐ - Theo nhiều giáo viên dạy Toán, bài tập về nguyên hàm, tích phân đều xuất hiện trong các đề thi của Kỳ thi THPT quốc gia và tốt nghiệp THPT.
Dù không phải dạng khó, nhưng các em cần nắm chắc kiến thức trọng tâm và có kỹ năng tốt để đạt điểm trọn vẹn ở các câu hỏi thuộc chủ đề này.
Nắm chắc kiến thức cơ bản
Thầy Phạm Thế Mạnh - giáo viên Trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) nhận xét: Trong đề thi minh họa Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của Bộ GD&ĐT có 8 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các nội dung về nguyên hàm, tích phân. Các câu hỏi trải đều ở 4 mức độ: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng - Vận dụng cao.
Vì thế, để làm tốt các dạng bài tập ở chủ đề này, học sinh cần nắm chắc kiến thức trọng tâm như: Định nghĩa, tính chất của nguyên hàm và tích phân; các phương pháp tìm nguyên hàm và tính tích phân;ứng dụng của tích phân trong bài toán chuyển động, tính diện tích hình phẳng, thể tích vật thể…
Tuy nhiên, để có thể đạt điểm số tối đa trong phần kiến thức này, học sinh cần nắm vững hai nội dung kiến thức quan trọng: Công thức tìm nguyên hàm của các hàm số cơ bản. Các phương pháp tìm nguyên hàm và tính tích phân, đặc biệt là 2 phương pháp: Đổi biến số và tích phân từng phần.
Ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản, thầy Mạnh gợi ý “mẹo” học và làm bài thi, từ đó học sinh dễ dàng định hướng cách giải bài toán cũng như kiểm tra lại đáp án để có thể tối đa hóa điểm số ở phần tích phân. Đầu tiên, các em hãy học tổng quan về nguyên hàm tích phân để hiểu rõ nội dung kiến thức trong chủ đề này.
Các em cũng cần xác định đâu là kiến thức quan trọng để tập trung học chắc và học sâu. Các em có thể thiết kế ở dạng sơ đồ để thuận lợi hơn trong quá trình học tập của mình. Mặt khác, cần phân biệt: Nguyên hàm, đạo hàm và vi phân. Tiếp đến, hãy ghi nhớ bảng nguyên hàm, các công thức tính nguyên hàm cơ bản thường gặp.
Ngoài ra, thí sinh cần nắm chắc 2 phương pháp tìm nguyên hàm, tích phân. Cụ thể: Với phương pháp đổi biến số, các em cần nắm được nguyên tắc và căn cứ để thực hiện phép đổi biến, thao tác cần thực hiện và phân biệt hai loại đổi biến: Phương pháp đổi biến số loại 1; Phương pháp đổi biến số loại 2. Với phần nguyên hàm từng phần/tích phân từng phần, học sinh cần nhớ rõ nguyên tắc ưu tiên khi chọn đại lượng u lấy vi phân: Nhất log - Nhị đa - Tam lượng - Tứ mũ.
Nguồn: https://tuyensinh.tvu.edu.vn/vi/news/tin-giao-duc/bi-quyet-dat-diem-cao-mon-toan-nam-chac-kien-thuc-trong-tam-ve-nguyen-ham-tich-phan-23145.html
Bí quyết dành điểm cao trắc nghiệm môn Toán thi THPT Quốc gia
Chỉ còn ít ngày nữa học sinh lớp 12 trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2087. Chính vì vậy mà các học sinh cần phải thực hiện việc lên kế hoạch ôn tập cho từng môn thi, thời gian dành cho mỗi môn, kế hoạch bổ sung kiến thức sao cho đạt kết quả làm bài cao nhất, đây chính là lúc các học sinh cần ôn lại kiến thức theo từng bài, từng chương trong sách giáo khoa.
Trong các kỳ thi không thể nói trước được kết quả vì thế thành công như thế nào đều do phương pháp học của các thí sinh. Có rất nhiều thí sinh còn bỡ ngỡ và lúng túng thay vì thi tự luận môn Toán được chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm. Một vài kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hoàn thành bài tốt hơn và đạt được kết quả cao trong các bài thi trắc nghiệm.
Sự khác biệt giữa Toán tự luận và Toán trắc nghiệm
Đối với dạng đề Tự luận: thí sinh cần tìm ra lời giải chi tiết để đưa ra đáp số. Điểm sẽ được tính theo các bước đúng trong lời giải của thí sinh.
Đối với dạng đề Trắc nghiệm: Trong kỳ thi THPT Quốc gia sẽ xuất hiện dạng câu hỏi chọn 1 trong 4 đáp án đúng. Hình thức này không yêu cầu thí sinh phải làm lời giải chi tiết mà cần thí sinh tìm ra đáp án chính xác nhất. Nhưng các bạn cần lưu ý trong 4 đáp án A B C D sẽ có 2 loại đáp án gây nhiễu.
Loại I (Nhiễu xa): Tức là phương án này tách với phương án đúng, học sinh dễ dàng tìm được đáp án ngay, ví dụ: đồ thị hàm bậc ba có 4 điểm cực trị.
Loại II (Nhiễu gần): tức là phương án này gần giống phương án đúng, có khả năng gây “rối” cao cho học sinh. Để loại được phương án này học sinh cần phải có kiến thức cơ bản tốt và suy luận tốt.
Nguồn: https://hocvientaichinh.com.vn/bi-quyet-danh-diem-cao-trac-nghiem-mon-toan-thi-thpt-quoc-gia.html
THAM KHẢO TÀI LIỆU ÔN TẬP TOÀN 12 TẠI ĐÂY:
HỌC TỐT là chương trình học tập trung vào việc xây dựng kiến thức nền tảng, giúp học sinh nắm chắc lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào làm bài tập, rèn luyện thành thạo các dạng bài bám sát theo chương trình sách giáo khoa hiện hành.
BỔ TRỢ là khóa học giúp học sinh bổ sung, mở rộng kiến thức hoặc cải thiện các phương pháp, kĩ năng làm bài để đạt được hiệu quả học tập tốt hơn.
Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/134/toan-12.html